Về động - thực vật  -  2020-12-07 22:58:46
Đa dạng Động vật có vú vườn quốc gia Tràm chim
Chương trình Birdlife Interantional tại Việt Nam năm 2000 nhận định vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất ngập nước quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái và các loài động vật hiệnn hữu ở hệ sinh thái này (Buckton et al., 2000). Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp và khai thác thuỷ sản quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu không ngừng tăng của con người đối với tài nguyên thiên nhiên cùng với sự phát triển nông nghiệp đã làm suy giảm nghiêm trọng diện tích sinh cảnh tự nhiên và bán tự nhiên trong vùng. Do vậy, việc giữ gìn sinh cảnh vừa đảm bảo được các chức năng hệ sinh thái vừa đảm bảo được phát triển kinh tế và vừa phát triển được du lịch sinh thái và giáo dục các thế hệ là rất cần thiết khi mà các hệ sinh thái đang bị phá vỡ ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam.
Cho đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn được đánh giá là một trong khu vực tuy có độ đa dạng sinh học các loài thú không cao với 53 loài thuộc 19 họ của 8 bộ (Nguyen Xuan Dang et al., 2004; Phạm Trọng Ảnh và cs, 2004; 2005; Hoàng Trung Thành và cs, 2009, Nguyễn Trường Sơn và nnk, 2018), nhưng đây được cho là khu vực cư trú của một số loài động vật có số lượng quần thể còn lớn, những loài di cư (đặc biệt cho các loài chim) và một số loài động vật có giá trị bảo tồn cao như Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana), Mèo cá (Prionailurus viverinus), Rái cá Vuốt bé (Aonyx cineraceus), các loài dơi quả thuộc giống Pteropus spp. (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2004, 2005; Nguyen Xuan Dang et al. 2004; Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Huy Phương, 2007; Nguyễn Trường Sơn và cs, 2009; Vu Dinh Thong et al, 2015, Nguyễn Trường Sơn và nnk, 2018), Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpie ( Birdlife Indochina, 2004),… Tuy nhiên, Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối diện với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu (Lê Anh Tuấn và cs, 2014).
Đồng Tháp là một trong 28 tỉnh của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, một vùng đất có tính đa dạng sinh học đặc thù, thể hiện qua sinh cảnh rừng tràm ngập nước theo mùa, sinh cảnh đồng cỏ ngập nước với hệ sinh thái nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do áp lực phát triển kinh tế mà diện tích rừng tự nhiên trong tỉnh đang dần bị tác động và thu hẹp làm suy thoái cảnh quan và ảnh hưởng đến điều kiện trú ngụ của các loài động vật nói chung, trong đó các loài thú, là nhóm loài rất nhạy cảm với sự thay đổi này và chúng sớm tìm đến những khu vực khác có sinh cảnh ổn định hơn để cư trú. Và hiện nay, sinh cảnh rừng tràm còn diện tích khá lớn thuộc về Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim, khu vực hiện đang là sinh cảnh quan trọng cho các loài chim nước, chim di cư và một số loài thú khác.
Việc đánh giá giá trị đa dạng sinh học các loài thú khu vực VQG Tràm Chim, thuộc tỉnh Đồng Tháp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hoạch định các chính sách bảo tồn động vật nói cung ở VQG Tràm Chim là mục tiêu trọng tâm của Tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, hiện tại khu vực VQG Tràm Chim hiện được ghi nhận là những khu vực còn ổn định về sinh cảnh và có thể là nơi để duy trì được sự cân bằng sinh thái và bảo vệ một số sinh cảnh rừng tràm tự nhiên còn lại của tỉnh, là nơi trú ngụ quan trọng của các loài động vật trong đó có nhiều loài chim di cư, như Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpie. Vì vậy việc điều tra đánh giá tổng thể đa dạng sinh học trong đó có đa dạng các loài thú là rất cần thiết cho khu vực bảo vệ, sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế du lịch mà vẫn đảm bảo gìn giữ được tính đa dạng sinh học của Tràm Chim.
2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHÓM THÚ ỞVQG TRÀM CHIM
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là khu vực tiếp cận đầu tiên với hệ thống Sông Mê Kong chảy qua khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long là cũng là hệ sinh thái rừng tràm đất ngập nước Đồng Tháp Mười đã từng một thời chiến khoảng 70.000ha thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang. Vùng này chính thức được công nhận Vườn quốc gia năm 1998 (Buckton et al. 2000).
Tuy nhiên, tổng diện tích thực tế của Vườn hiện tại là 7.740ha bao gồm các trảng ngập nước theo mùa và rừng tràm. Nhiều quần thể chim nước lớn đã được phát hiện ở khu vực của vườn, nhất là vào mùa khô có đến hàng nghìn chim nước di chuyển đến Tràm Chim, trong đó có loài Sếu đầu đỏ.
Các báo cáo đa dạng sinh học gần đây ở Tràm Chim đã cho thấy đây là nơi hội tụ của nhiều loài chim ở đất ngập nước, với 88 loài (Buckton et al. 2000) và đây cũng là nơi dừng chân của nhiều loài chim di cư từ phía đông xuống trong đó có một số loài đang và sắp bị đe doạ tuyệt chủng toàn cầu. Tràm Chim cũng là nơi vốn nổi tiếng với quần thể Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpie cư trú trong mùa khô. Có những thời điểm, đã ghi nhận được khoảng 500-700 cá thể Sếu đầu đỏ cư trú về Tràm Chim. Ngoài Sếu đầu đỏ, Tràm Chim còn là nơi trú ngụ của loài Ô tác, loài nguy cấp toàn cầu. Như vậy, có thể cho thấy khu vực VQG Tràm Chim có vị trí quan trọng cho việc trú của của các loài chim trên đường di cư.
Tuy nhiên, cũng giống như các khu vực đất ngập nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, các nghiên cứu về thú chủ yếu tập trung ở phần hạ lưu của sông Mêkông như U Minh Thượng, U Minh Hạ, Cù Lao Dung (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2004, 2005; Nguyen Xuan Dang et al. 2004; Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Huy Phương, 2007; Nguyễn Trường Sơn và cs, 2009; Vu Dinh Thong et al., 2015).
Mặc dù chưa có công bố chính thức nào được thực hiện đối với khu hệ thú của VQG Tràm Chim, các báo cáo khảo sát gần đây cũng cung cấp các số liệu tương đối về hiện trạng thú của khu vực này. Phan Văn Mạch và cộng sự (2012) cho biết đã ghi nhận được 17 loài thú thuộc 7 họ, 7 bộ (bộ Ăn sâu bọ Insectivova, bộ Nhiều răng Scandenta, bộ Dơi Chiroptera, bộ Linh trưởng Primates, bộ Ăn thịt Carvivora, bộ Guốc chẵn Artiodactyla và bộ Gặm nhấm Rodentia). Điều đáng tiếc là các tác giả đã không cung cấp danh sách thành phần loài của khu vực này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng kết quả khảo sát của Phan Văn Mạch và cộng sự (2012) thiếu độ tin cậy.
Như vậy, trong điều kiện thiếu các dẫn liệu về khu hệ thú của VQG Tràm Chim, việc điều tra đánh giá tổng thể đa dạng khu hệ thú khu vực này sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc đánh giá tổng thể đa dạng sinh học của khu vực để có những chính sách bảo tồn hợp lý với điều kiện của địa phương.
Qua thời gian khảo sát với tổng số 18 giờ khảo sát ban ngày, 14 giờ khảo sát ban đêm, 3,172,5 giờ đặt lưới mờ, 270 giờ đặt bẫy thụ cầm, 390 bẫy đêm trên 2 tuyến khảo sát vào các khoảng thời gian khác nhau với tổng chiều dài của 2 tuyến khoảng 33,44 km vào hai mùa khảo sát. Tổng số đã thu thập được 101 mẫu vật của các loài thú nhỏ của các loài chuột, dơi và chuột chù. Các mẫu vật được định loại trực tiếp trên thực địa và được thả lại tự nhiên. Tuy nhiên, có 30 mẫu được lưu giữ làm tiêu bản nghiên cứu. Qua kết quả điều tra phỏng vấn, quan sát dấu vết trên thực địa, quan sát mẫu vật trong cộng đồng địa phương và thu thập mẫu vật trên hiện trường, bước đầu đã ghi nhận được cấu trúc thành phần loài thú ở VQG Tràm Chim (Bảng 3) với 12 loài, 12 giống, 7 họ thuộc 4 bộ cho khu hệ thú hoang dã ở khu vực nghiên cứu (Bảng 4) (Phụ lục 1).
Bảng 3. Cấu trúc thành phần loài của khu hệ thú ghi nhận được ở VQG Tràm Chim
Tên bộ |
Số họ |
Số giống |
Số loài |
1. Bộ Chuột chù - EULIPOTYPHLA Gregory, 1910 |
1 |
1 |
1 |
2. Bộ Dơi - CHIROPTERA Blumbach, 1779 |
2 |
4 |
4 |
3. Bộ Ăn thịt - CARNIVORA Bowdich, 1821 |
2 |
3 |
3 |
4. Bộ Gặm nhấm - RODENTIA Bowdich, 1821 |
1 |
2 |
4 |
Tổng |
7 |
10 |
12 |
Với số loài ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu cho đến nay so với khu hệ thú của cả nước thì khu hệ thú ở đây chiếm khoảng 4,08% tổng số loài, 18,92% tổng số họ và 36,36% tổng số bộ (so với kết quả thống kê của Đặng Ngọc Cần và cs., 2008) và điều này cũng đã cho thấy giá trị đa dạng không cao của khu hệ thú ở VQG Tràm Chim, nhưng số lượng một số loài chuột và dơi còn ghi nhận được là rất cao được thể hiện qua số lương mẫu thu thập được và quan sát cho một số loài như Dơi chó ấn cánh dài Cynopterus sphinx, Dơi nâu Scotophilus kuhlii, Chuột bụng bạc Rattus argentiventer. Cụ thể các loài trong các bộ, họ cũng như số lượng mẫu thu thập được thể hiện ở bảng 5.
Tại VQG Tràm Chim, Bộ Gặm nhấm Rodentia và Bộ Dơi Chiroptera có số lượng loài đa dạng nhất và chiếm ưu thế về số lượng, với 4 loài (chiếm 33,33% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu), 2 giống (chiếm 20,00% tổng số giống ở khu vực nghiên cứu), và 1 họ (chiếm 14,29% tổng số họ ở khu vực nghiên cứu). Bộ Ăn sâu bọ Eulipotyphla có số lượng loài, giống, họ thấp nhất với 1 loài (chiếm 8,33% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu), 1 giống (chiếm 10,00% tổng số giống ở khu vực nghiên cứu), 1 họ (chiếm 14,28% tổng số họ ở khu vực nghiên cứu). Bộ Ăn thịt Carnivora có 3 loài (chiếm 25,00% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu), trong đó 2 loài không ghi nhận được trong tự nhiên, gồm Mèo rừng Prionailurus bengalensis và Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea. Đây là những loài được cứu hộ và đưa về tái thả ở VQG Tràm Chim, tuy nhiên việc tái thả các loài cứu hộ mà chưa ghi nhận được ở VQG Tràm Chim cần được xem xét trước khi thả chúng về với môi trường tự nhiên để tránh việc mất cân bằng sinh thái ở khu vực tái thả.
Các loài tuyệt đối ưu thế hay phổ biến ghi nhận được trong khu vực trên thực tế quan sát, bẫy bắt hay tần xuất thông tin ghi nhận được qua phỏng vấn dân địa phương (D>10%), gồm các loài: Dơi chó cánh dài Cynopterus sphinx (D: 30,76%), Dơi nghệ nhỏ Scotophilus kuhlii (D: 26,92%) và Chuột thường Rattus rattus (D: 11,54%). Các loài ưu thế ưu thế (D: 5,1–10%), gồm: Chuột bụng bạc Rattus argentiventer và Chuột chù Suncus murinus (D: 7,69%); loài cận ưu thế (D: 2,1–5%), gồm: Chuột nhà Rattus tanezumi và Chuột đất lớn Bandicota indica (D: 3,85%).
Bảng 4. Danh sách các loài thú ghi nhận được ở VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
TT |
Tên Việt Nam |
Tên Khoa học |
Tư liệu |
Tình trạng bảo tồn (*) |
I. Bộ Thú ăn sâu bọ |
Eulipotyphla Gregory, 1910 |
|
|
|
1. Họ Chuột chù |
Soricidae G. Fischer, 1814 |
|
|
|
1 |
Chuột chù nhà |
Suncus murinus (Linnaeus, 1766) |
Mc(3), Mb(1) |
|
II. Bộ Dơi |
Chiroptera Blumbach, 1779 |
|
|
|
2. Họ Dơi quả |
Pteropodidae Gray, 1821 |
|
|
|
2 |
Dơi chó cánh dài |
Cynopterus sphinx (Vahl, 1797) |
M(16) |
|
3 |
Dơi ăn mật hoa lớn |
Macroglossus sobrinus Andersen, 1911 |
M(2) |
|
3. Họ Dơi muỗi |
Vespertilionidae Gray, 1821 |
|
|
|
4 |
Dơi nghệ nhỏ |
Scotophilus kuhlii Leach, 1821 |
M(14) |
|
5 |
Dơi tai lông mặt |
Myotis ater (Peters, 1866) |
H(1) |
|
III. Bộ Ăn thịt |
Carnivora Bowdich, 1821 |
|
|
|
4. Họ Mèo |
Felidae Fischer de Waldheim, 1817 |
|
|
|
6 |
Mèo rừng |
Prionailurus bengalensis (Kerr, 1792) |
PV, QS(3) |
(-),(-),(IB),(-),(PLII) |
5. Họ Cầy lỏn |
Herpestidae Bonaparte, 1845 |
|
|
|
7 |
Cầy lỏn tranh |
Herpestes javanicus (Geoffroy Saint-Hilaire, 1818) |
PV |
|
|
6. Họ Chồn |
Mustelidae Fischer, 1817 |
|
|
8 |
Rái cá vuốt bé |
Aonyx cinerea (Illiger, 1815) |
PV |
(VU),(VU),(PL1), (PL2) |
IV. Bộ Gặm nhấm |
Rodentia Bowdich, 1821 |
|
|
|
7. Họ Chuột |
Muridae Illiger, 1811 |
|
|
|
9 |
Chuột đất lớn |
Bandicota indica (Bechstein, 1800) |
Mc(2) |
|
10 |
Chuột bụng bạc |
Rattus argentiventer (Robinson and Kloss, 1916) |
Mc(4) |
|
11 |
Chuột thường |
Rattus rattus (Linnaeus, 1758) |
Mc(6) |
|
12 |
Chuột nhà |
Rattus tanezumi Temminck, 1844 |
Mc(2) |
|
|
Tổng số loài: |
|
12 |
|
Ghi chú:
QS(7)–7 mẫu quan sát; PV–Phỏng vấn; Mc(6)–6 mẫu thu bằng bẫy địa phương; Mb(4)–4 mẫu thu bằng bẫy hộp; M(24)–24 mẫu thu bằng lưới mờ; H(6)–6 mẫu thu bằng bẫy thụ cầm;
(*): Tình trạng bảo tồn của loài được sắp xếp theo thứ tự:
+ SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam (2007): VU–Đang bị đeo doạ;
+ IUCN: Danh lục đỏ IUCN (2018), NT–Gần đe doạ, DD–Thiếu thông tin
+ Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IB–Nhóm thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
+ Nghị Định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ: PL1–Phụ lục 1
+ Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã quy định trong các phục lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). 2017: PLII–Phụ lục II
Các loài quý hiếm là những loài được liệt kê trong Danh lục các loài quý hiếm cần được bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2018), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã quy định trong các phục lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, 2017).
Kết quả khảo sát cho thấy, khu vực VQG Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) không ghi nhận được quần thể tự nhiên của loài Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea và Mèo rừng Prionailurus bengalensis, là những loài thú quý hiếm cần bảo vệ. Cụ thể, loài Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea được đánh giá cấp độ Đang bị đe dọa (VU) trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2018); ngoài ra loài này cũng nằm trong Phụ lục I của Nghị định Nghị Định 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ và Phụ lục II của Công ước CITIES. Loài Mèo rừng Prionailurus bengalensis được quy định trong nhóm IB (Nhóm thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và cũng được quy định tại Phụ lục II Công ước CITIES.
Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) trên thế giới hiện được ghi nhận ở Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Bắc Myanma, Lào, Campuchia, Malaixia (Java, Sumatra, Borneo), Inđônêxia (Wilson & Reeder, 2005). Ở Việt Nam loài được ghi nhận phân bố ở Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long, VQG Bái Tử Long) (Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, 1998; Phạm Trong Ảnh, Nguyễn Trường Sơn, 2009), Quảng Trị, Bình Phước, Lâm Đồng (Đặng Huy Huỳnh và cs, 2008), Kiên Giang, Cà Mau (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2004, 2005; Nguyen Xuan Dang et al., 2004). Kết quả nghiên cứu gần đây cũng đã ghi nhận được quần thể của Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea ở Khu vực Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) (Nguyễn Trường Sơn và cs, 2018). Tuy nhiên, theo nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, tuy Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea phân bố rộng trên toàn quốc, nhưng tình trạng của loài ở vùng phân bố hầu như chưa được đánh giá và hiện đang bị đeo doạ và suy giảm nghiêm trọng do săn bắt, bẫy bắn đặc biệt là mất sinh cảnh sống và loài đã được liệt kê là một trong những loài có tiêu chí bảo tồn cao trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2018), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ cũng như trong Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã quy định trong các phục lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, 2017).
Trong suốt thời gian khảo sát, đã tiến hành phỏng vấn 27 người (gồm dân địa phương, cán bộ VQG tại các trạm, cũng như một số lực lượng chuyên trách khác đang phối hợp trong công tác phòng cháy với VQG) đã cho thấy ghi nhận hiện tại về một số loài thú ăn thịt như Mèo rừng Prionailurus bengalensis, Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea ở VQG Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) là do tái thả trong quá trình cứu hộ từ năm 2012 đến 2014. Tuy nhiên, việc tái thả loài về đúng vùng phân bố là rất cần thiết để tránh sự sung đột giữa động vật với vật nuôi và với dân địa phương cũng như với chính nguồn động vật hoang dã tại khu vực tái thả, mà ở đây việc thả loài Mèo rừng Prionailurus bengalensis và Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea về VQG Tràm Chim cần được khảo sát kỹ trước khi trả lại chúng về với môi trường tự nhiên mà không phải là vùng phân bố tự nhiên trước đây của loài để tránh làm mất cân bằng sinh thái ở VQG Tràm Chim.
Thay đổi sinh cảnh sống và các hoạt động khác:
- Sinh cảnh sống là môi trường quan trọng cho các loài động vật cư trú. Trong suốt thời gian khảo sát, chúng tôi không ghi nhận được bất kỳ hiện tượng chặt phá cây rừng với quy mô lớn của người dân địa phương. Tuy nhiên, chúng tôi có ghi nhận được một số tác động nhất định làm cảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài động vật. Việc phát quang bờ bao và thiết kế đường vành đai giữ nước quanh khu vực VQG Tràm Chim cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định làm thay đổi sinh cảnh tự nhiên của khu vực.
- Nguy cơ cháy rừng tiềm tàng có thể do hoạt động khai thác của dân địa phương trong rừng mà chủ yếu là khai thác mật ong rừng theo mùa và các hoạt động du lịch khác. Trong suốt thời gian khảo sát, tuy không quan sát trực tiếp được hiện tượng người dân địa phương vào khu vực vùng lõi của VQG, nhưng các hoạt động của họ quanh khu vực bờ bao đã được ghi nhận như hoạt động bẫy bắt các loài cá và một số động vật khác. Trong quá trình hoạt động khai thác và sinh hoạt cũng như các hoạt động kinh doanh du lịch như người dân dùng lửa sinh hoạt nấu ăn trong rừng, đuổi muỗi, và trực tiếp dùng lửa đuổi ong để thu lấy mật…là những nguy cơ gây cháy tiềm tàng, đặc biệt là các hoạt động này diễn ra vào thời điểm mùa khô, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng chức năng của vườn
- Hoạt động tự do qua lại của con người bằng các loại phương tiện như ghe, vỏ thuyền lớn sẽ gây tiếng ồn và ảnh hướng nhất định đến các hoạt động tự nhiên của các loài thú hoang dã (Hình 8).
Săn bắt động vật:
Săn, bẫy bắt động vật hoang dã trong khu vực không phải là hiện tượng phổ biến của bộ phận người dân trong ở đây, tuy nhiên vẫn có một số người lén lút vào vùng lõi của VQG để bẫy bắt động vật, đặc biệt là họ bẫy bắt một số loài chim di cự (Hình 9). Bên cạnh đó việc thu mua buôn bán động vật hoang dã trong vùng cũng như sở thích ăn thịt động vật hoang dã cũng của bộ phận một số người dân địa phương đã và đang là động lực thúc đẩy cho việc săn bắt buôn bán động vật trong vùng. Trong thời gian khảo sát, hiện tượng bẫy bắt tự phát và có chuyên nghiệp của dân địa phương đã được ghi nhận. Một số người sử dụng các vật dụng bẫy bắt cá đã bắt được một số loài động vật vào bẫy mà chủ yếu là Mèo rừng (Prionailurus bengalensis), loài được tái thả về tự nhiên thông qua việc cứu hộ. Bên cạnh đó, có một số người dân bẫy bắt chuyên nghiệp bẫy bắt các loài động vật để bán kiếm lời mà chủ yếu là các loài chim định cư và di cư như Trích cồ, Vịt trời, Cò ốc, bò sát (rùa, rắn mai gầm, các loại rắn nước) và ếch nhái (các loại ếch tự nhiên có trong khu vực) bán cho các chủ buôn.
Các công cụ bẫy bắt chính ở địa phương chủ yếu là các loại bẫy dùng để bắt cá (đó, nơm, lồng chuyên dụng, lưới,…) và các lưới bẫy chim chuyên dụng. Họ thường đặt theo các kênh hay các khu vực quan sát thấy dấu vết hoạt động của các loài động vật hoang dã cũng có khi ngay cả trong vùng lõi của VQG. Các loài động vật bẫy bắt được người dân liên hệ trực tiếp với các chủ buôn hoặc nhà hàng hay cung cấp trực tiếp cho các chủ thu mua ở các chợ với các loài quan sát được chủ yếu là các loài chim như Xít (Trích cồ) (Porphyrio indicus), Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Cò ốc (Anastomus oscitans) và một số loài chim nước khác, các loài chuột như Chuột đất lớn (Bandicota indica), Chuột bụng bạc (Rattus argentiventer), Chuột bóng (Rattus nitidus)
Tuy nhiên, hiện tại lực lượng kiểm lâm của vườn còn hạn chế, trong khi người dân địa phương sống quanh khu vực bờ bao của VQG vẫn thường xuyên qua lại bẫy bắt động vật ở đây. Do vậy, nếu các loài động vật hoang dã tập trung nhiều trong khu vực VQG, đặc biệt là các loài chim di cư theo mùa thì nguy cơ bị bẫy bắt sẽ cao hơn vì người dân đã thạo địa bàn và việc sử dụng bẫy địa phương (chủ yếu và lưới, các loại nơm) bắt các loài động vật như cá trên các kênh rạch thì vô tình hay chủ ý đã là các bẫy hữu dụng để bẫy bắt các loài động vật hoang dã khác.
Công tác tuyên truyền giáo dục luôn luôn cần được thực hiện ở các địa phương, nơi có diện tích rừng tự nhiên gắn bó mật thiết với đời sống của cộng đồng dân cư quan khu bảo tồn. Họ luôn luôn cần phải được tuyên truyền để hiểu biết hơn về giá trị đa dạng sinh học của các loài động vật hiện có trong các khu vực VQG, hay khu bảo tồn giáp danh với nơi cư trú sinh sống của mình cũng như tình trạng của một số loài động vật quý hiếm đang hiển diện trong vùng mà họ biết. Bên cạnh đó những hình thức bị xử phạt của pháp luật khi người dân vi phạm được ban hành trong các nghị định và thông tư của Chính phủ. Hình thức tuyên truyền trực tiếp bởi chính cán bộ quản lý của VQG đến những người dân đang sinh sống trong vùng hay những khách du lịch khi đến thăm quan VQG. Bên cạnh hình thức tuyên truyền trực tiếp thì cần xuất bản một số pa lô, áp phích để phát trực tiếp đến các hộ dân trong khu vực hoặc có thể treo ở những nơi công sở trong địa bàn tỉnh, huyện, xã, thôn để tuyên truyền cho người dân hiểu được giá trị các loài đang hiển diện trong khu vực, cũng như những hình thức xử phạt của pháp luật khi người dân vi phạm.
Song song với hình thức tuyên truyền bảo vệ động vật và các loài quý hiếm được ghi nhận trong khu vực sẽ là các chế tài xử phạt đối với người vi phạm như người bẫy bắt, người môi giới, chủ thu mua, người vận chuyển hộ, người tàng trữ, bởi chính các cấp chính quyền địa phương để răn đe những đối tượng cố tình vi phạm.
Tăng cường chế tài cho cán bộ quản lý trên địa bàn VQG. Công tác đào tạo chuyên môn cho các cán bộ thuộc khu vực sẽ hình thành khu bảo tồn loài là rất cần thiết để họ có kiến thức thêm về các loài động vật mà họ đang quản lý và chính họ sẽ trực tiếp tham gia vào công tác tuyên truyền cho người dân cũng như có những hình thức bảo vệ chặt chẽ hơn khu vực mà họ được giao trách nhiệm.
Mô hình khai thác du lịch và giáo dục dựa trên tiêu trí đa dạng sinh học, loài đặc hữu hay loài có giá trị bảo tồn cao đã được nhiều Khu bảo tồn loài, Khu bảo tồn thiên nhiên, hay Vườn quốc gia áp dụng, ví dụ một số khu bảo tồn và vườn quốc gia ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) đã áp dụng tiêu chí loài có giá trị bảo tồn cao như là biểu tượng của vườn đó là loài Rái cá lông mũi Lutra sumatrana, hay Mèo cá Prionailurus viverinus; vườn quốc gia U Minh Hạ cũng lấy tiêu trí hai loài này cho biểu tượng của vườn và cả hai khu vực hiện tại được nhận định là sinh cảnh quan trọng cho trú ngụ của Rái cá lông mũi Lutra sumatrana, hay Mèo cá Prionailurus viverinus. Một số khu vực ở miền Trung Việt Nam cũng lấy biểu tượng loài để đưa vào làm biểu tượng cho vườn và tăng cường nhận thức bảo vệ các loài động vật như Sao la Pseudorys nghetinhensis là biểu tượng cho Khu bảo tồn thiên nhiên Sao la Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Khu bảo tồn thiên nhiên Sao la Quảng Nam (tỉnh Quảng Nam); Một số loài Linh trưởng cũng đã được sử dụng làm biểu tượng cho các khu bảo tồn loài và sinh cảnh ở Phía Bắc như Khu bảo tồn loài Sinh Long-Lũng Nhòi (tỉnh Tuyên Quang), bảo vệ loài Voọc đen má trắng Trachypitherus francoisi, Khu bảo tồn loài Khau Ca (tỉnh Hà Giang) bảo tồn loài Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus.
Qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy, VQG Tràm Chim hiện tại đang là khu vực quan trọng cho sự tồn tại và cư trú cho một số loài; đặc biệt, loài Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpiivà nhiều loài chim di cư quan trọng khác. Cùng với đó là việc sinh trưởng và phát triển của quần thể loài Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) cũng như loài Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea, đang được xếp hạng trong tất cả các tiêu trí bảo tồn và được pháp luật bảo vệ). Tuy nhiên, việc săn bắt và sung đột của người dân địa phương với các loài thú ăn thịt trên vẫn diễn ra thường xuyên và có xu hướng ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ quần thể hai loài này. Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục, cũng như những hình thức xử phạt đối với những người vi phạm là rất cần thiết và tức thời để có thể bảo tồn loài thú quý hiếm này cho VQG Tràm Chim khi chúng thích nghi với việc tái thả trong khu vực, bên cạnh đó cần phải có chương trình nghiên cứu giám sát quần thể của hai loài động vật này để duy trì cân bằng sinh thái tự nhiên của VQG Tràm Chim.
Các hoạt động giáo dục cũng sẽ được tiến hành song song, nhằm tuyên truyền cho khách thăm quan cũng như giáo dục cho các học sinh, sinh viên hiểu biết thêm về tình trạng của loài ở trong khu vực và giá trị bảo tồn của loài ở cấp quốc gia để mọi người qua việc thăm quan du lịch ở VQG Tràm Chim có thể nâng cao thêm nhận thức bảo tồn loài.
Đã ghi nhận được 12 loài, 10 giống, 7 họ thuộc 4 bộ cho khu hệ thú hoang dã ở VQG Tràm Chim. Bộ Dơi Chiroptera và Bộ Gặm nhấm Rodentia có số lượng loài đa dạng hơn các bộ còn lại và chiếm ưu thế, với 4 loài; tiếp đến là Bộ bộ Ăn thịt Carnivora với 3 loài trong đó 2 loài được xác định là thả ở VQG qua việc cứu hộ động vật. Bộ chuột chù Eulipotyphla chỉ ghi nhận được 1 loài. Các loài phổ biến và chiếm ưu thế trong khu vực, được thể hiện qua bẫy bắt, gồm: Dơi chó cánh dài (Cynopterus sphinx), Dơi nâu (Scotophilus kuhlii), Chuột bụng bạc (Rattus argentiventer).
Loài Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) là loài duy nhất trong khu vực được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2018), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã quy định trong các phục lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, 2017). Tuy nhiên, trong thời gian khảo sát cho thấy, Rái cá vuốt bé là loài được tái thả ở VQG Tràm Chim và hiện trạng của loài cần có những đánh giá trong những năm tới.
Một số tác động chính đang đe doạ đến suy giảm số lượng quần thể của các loài gồm: thay đổi sinh cảnh sống và săn bắt động vật của người dân địa phương mà chủ yếu là các loài chim di cư là những đối tượng bị bẫy bắt để bán kiếm lời.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị đa dạng sinh học; các quy định của pháp luật đối với hoạt động săn bắn và buôn bán động vật hoang dã. Đồng thời, cũng cần thiết xây dựng các phương án, dự án để thay đổi và nâng cao sinh kế của cộng đồng địa phương, nhằm làm giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của họ.
Aplin, K.P., Brown, P.R., Jacob, J., Krebs, C.J. and Singleton, G.R., 2003. Field methods for rodent studies in Asia and the Indo-Pacific. ACIAR Monograph No. 100, 223 p.
Bates, P.J.J. and Harrison, D.L., 1997. Bats of the Indian subcontinent. Harrison Zoological Museum, Sevenoaks, UK, 258 pp.
Bates, P.J.J., D.K. Hendrichsen, J.L. Walston & B. Hayes, 1999. A reviewof the mouse-earedbats (Chiroptera: Vespertilionidae: Myotis) from Vietnamwith significantnew records. Acta Chiropterologica. 1(1):47–74.
Birdlife Indochina, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004. Thông tin các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, Tập 2, miền Nam Việt Nam, 2004.
Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam-Phần I-Động vật. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 550 pp.
Buckton, S.T., Nguyễn Cử, Hà Quý Quỳnh và Nguyễn Đức Tú, 2000. Bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo bảo tồn số 12. Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam. Hà Nội. 106 trang.
Corbet, G.B. and Hill, J.E., 1992. The Mammals of the Indomalayan Region: A Systematic Review. Oxford University Press, Oxford, 488 pp.
Csorba, G., Ujhelyi, P., & Thomas, N., 2003. Horsheshoe bats of the World: (Chiroptera: Rhinolophidae). Shropshire, UK: Alana Books.
Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã quy định trong các phục lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), 2017. Ban hành kèm theo thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên, Nguyễn Minh Tâm, 2008. Động vật chí Việt Nam. Tập 25 lớp thú. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 361 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Mình Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống, Đặng Huy Phương, 2007. Thú hoang dã Việt Nam sinh học và sinh thái. Nhà Xuất bản Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tập 1, 232 trang.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin- Ichiro Kawada, Akiko Hayashida, Motoki Sasaki, 2008. Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Shoukadoh Book Sellers, Japan, 400 pp.
Francis, 2008. A guide to the mammals of Southeast Asia. Bloomsbury Publishing Plc.
392p.
Francis, C.M., 2001. A photographic guide to mammals of Thailand and Southeast Asia: including Thailand, Malaysia, Sigapore, Myanmar, Laos, Vietnam, Cambodia, Java, Sumatra, Bali and Borneo. New Holland. Mammals. 128p.
Hoàng Trung Thành, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Văn Chính, 2009. Thú ăn thịt (Carnivora) ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Quốc gia. 25(2009): 40–44.
Kruskop, S.V., 2013. Bats of Vietnam. Checklist and an Identification Manual. Joint Russian-Vietnamese Sciences and Technological Centre and Zoological Museum of Moscow M.V. Lomolosov State University, 299 pp.
Lekagul, B., and McNeely, A.J., 1977. Mammals of Thailand (Bangkok, Thailand: Association for the Conservation of Wildlife).
Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Văn Ni, Đào Trọng Tứ, Lê Phát Quới và Nguyễn Đức Tú., 2014. Chuyện nước và con người ở Đồng bằng sông Cửu Long, Gland, Thuỵ Sĩ. IUCN. 66 trang.
Lunde, P.D., Nguyen, T.S., 2001. An identification Guide to the Rodents of Vietnam. American Museum of Natural History. 80p.
Nghị định 160/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ, 2013. Danh lục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính Phủ, 2006. Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống, 2006. Nhận diện một số loài dơi ở Việt Nam. Nhà xuất bản tổng hợp tp. Hồ Chí Minh. 96 trang.
Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến, Nguyễn Vũ Khôi, 2009. Hiện trạng các loài dơi thuộc giống Pteropus ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 31(3): 52–57.
Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thanh Tùng, Lâm Hải Đăng, 2018. Chuyên đề Đa dạng các loài thú nhỏ ở rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng. Báo cáo kỹ thuật, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Đại học Cần Thơ, 47 trang.
Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Huy Phương, 2007. Thành phần loài thú ở vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Sinh học. 29(1): 26–31.
Nguyen Xuan Dang, Pham Trong Anh, Nguyen Van Sang, Nguyen Minh Tam, Le Xuan Hue, Dang Thi Dap, Tran Triet, Nguyen Truong Son, Bui Huu Manh, Nguyen Phuc, Bao Hoa, Benjamin Hayes, Bryan Stuart, 2004. Biodiversity in U Minh Thuong National Park- Vietnam. Agriculture Publish House. 160p.
Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Huy Phương, 2007. Thành phần loài thú ở Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Sinh học. 29(1): 26–31.
Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009. Phân loại các loài thú và đặc điểm khu hệ thú Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Công ngh